Gallery Post

Ngành nhựa trước sức ép hàng Thái

10:00 AM Add Comment
Ngành nhựa trước sức ép hàng Thái. Tin tức ngành nhựa. Xem thêm tại website HaAnPlastic.com
Không chỉ đưa hàng hóa tràn vào Việt Nam, các DN Thái Lan còn đang và sẽ thực hiện nhiều thương vụ mua bán-sáp nhập nhằm thâu tóm các DN nhựa trong nước, buộc DN nội phải bước vào một cuộc đấu vô cùng khốc liệt để giành thị phần trên chính sân nhà của mình.

Toan tính của các ông chủ Thái
Hình ảnh quen thuộc vào mỗi kỳ hội chợ hàng Thái Lan ở TPHCM đó là rất đông người tiêu dùng Việt Nam đến tham quan và mua sắm. Trong những giỏ hàng người người xách về là khá nhiều sản phẩm nhựa gia dụng. Thực ra, các sản phẩm nhựa gia dụng Thái Lan đã vào thị trường Việt Nam được khá lâu và trong nhận thức của nhiều người tiêu dùng, hàng nhựa gia dụng Thái Lan mẫu mã đa dạng, bắt mắt, chất lượng tốt, giá cả cũng không quá cao.
Điều này cũng được bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thừa nhận: “DN nhựa gia dụng trong nước hiện đang chiếm lĩnh thị phần nhóm hàng trung bình khá trở xuống. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng chuyển hướng sang lựa chọn hàng nhập khẩu cao cấp khi kinh tế phát triển hơn là hoàn toàn có thể”.
Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng nhiều của hàng nhựa gia dụng Thái Lan ở thị trường Việt Nam chỉ là phần nổi của cuộc chiến giữa DN nội và DN Thái Lan. Đàng sau đó là những chiến lược đầu tư mạnh mẽ với những con số khủng, cũng như những thương vụ mua bán-sáp nhập đang được các ông chủ Thái âm thầm thực hiện.
Mạnh về tiềm lực tài chính đang trở thành điều kiện tiên quyết để các ông chủ Thái Lan chiếm lĩnh thị trường.
Tập đoàn SCG hiện đang là một trong những cái tên gây chú ý nhất trong những thương vụ mua bán-sáp nhập tại Việt Nam, trong đó không thể không nói đến những thương vụ đình đám trong ngành nhựa. Hồi tháng 7, thông qua công ty con là Công ty Nhựa TC Flexible Packaging (TCFP), SCG đã hoàn tất thương vụ mua lại 80% cổ phần của CTCP Bao bì nhựa Tín Thành (Batico) với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).
Batico thuộc top 5 DN lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bao bì, với công suất 230 triệu m2/năm. Với việc thâu tóm DN này, SCG đã nâng số lượng nhà mày sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp lên con số 4, trong đó có 2 nhà máy tại Việt Nam.
Trước đó, SCG đã lần lượt tiến hành mua 20,4% cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và 23,84% cổ phần của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP). BMP và NTP hiện đang chiếm đến 50% thị trường ống nhựa xây dựng tại Việt Nam. Ngoài ra, SCG hiện còn đang nắm giữ cổ phần tại 4 DN nhựa khác tại Việt Nam là: Công ty TNHH Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty TNHH Chemtech, CTCP TNHH Vật liệu nhựa Minh Thái.
Không đẩy mạnh theo hướng mua bán-sáp nhập, nhưng một đại gia khác trong ngành nhựa Thái Lan lại đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy tại Việt Nam là Srithai Superware PLC. DN này, với sản phẩn chính là đồ nhựa gia dụng và sơn, đã có 19 năm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư từ mức gần 4 triệu USD hiện đã tăng lên 20 triệu USD với 3 nhà máy ở khu công nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương và đang tiến hành thủ tục xin thuê đất 50 năm mở thêm các nhà máy ở miền Bắc Việt Nam. Mạnh về tiềm lực tài chính đang trở thành điều kiện tiên quyết để các ông chủ Thái Lan chiếm lĩnh mạnh thị trường nhựa Việt Nam. Và trong cuộc chiến ấy, DN Việt Nam phải làm gì?
DN Việt phải tìm hướng đi
Trong nhiều lần trò truyện với ĐTTC, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, khi bàn đến câu chuyện đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu luôn nói đến câu chuyện của nhựa Duy Tân.
Tuy nhiên, những DN có thể làm như Duy Tân hiện nay không nhiều. Bởi hiện nay trong số khoảng 300 DN đang sản xuất mặt hàng nhựa tiêu dùng chỉ khoảng 10 DN có quy mô sản xuất lớn, đầu tư chuyên sâu, có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng khu vực các thành phố lớn.
Đây hẳn là một thị trường rộng lớn, nhưng ai sẽ chiếm lĩnh thị trường này vẫn chưa thể đưa ngay ra câu trả lời.
Nhìn rộng ra toàn ngành nhựa, theo nhận định của TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế ứng dụng TPHCM, yếu điểm lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam là công nghệ sản xuất lạc hậu. Do sản phẩm của Việt Nam đứng ở phân khúc thấp, nên các DN ít chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường.
Trong khi DN nhựa Việt Nam đang loay hoay với mớ công nghệ lạc hậu, thì đối thủ nặng ký Thái Lan đã đón đầu xu hướng tiêu dùng của thế giới bằng cách hướng tới sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường. Hay ngành nhựa của Malaysia là nhà cung cấp hàng đầu màng kéo nhựa polyetylen của khu vực châu Á-Thái Bình Dương…
Không chỉ lạc hậu về công nghệ mà việc phụ thuộc đến 80% nguyên liệu nhập khẩu cũng sẽ khiến các DN nội khó chủ động trong cạnh tranh, đặc biệt khi có những biến động tỷ giá như thời gian vừa qua.
Nhìn lại thị trường nội địa, mức tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1989 chỉ ở mức 1kg/năm, thì đến năm 2008 đã đạt 22kg/năm và năm 2010 là 30kg/năm, năm 2013 là 35kg/năm. Và theo dự báo của các chuyên gia ngành nhựa, mức tiêu thụ của người dân sẽ tăng lên 45kg vào năm 2020.
Đây hẳn là một thị trường rộng lớn, nhưng ai sẽ chiếm lĩnh thị trường này vẫn chưa thể đưa ngay ra câu trả lời. Bài toán “công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm giá trị cao hơn với chi phí sản xuất thấp để cạnh tranh tại thị trường nội địa và quốc tế” sẽ đòi hỏi các DN phải đi tìm câu trả lời cho riêng mình để có thể đứng vững trong sân chơi khốc liệt này.
Theo Thanh Lâm

Dầu giá rẻ không hẳn tốt với các nước nhập khẩu dầu châu Á

10:00 AM Add Comment
Các tác động của giá dầu thô thấp hơn không hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế các nước nhập khẩu dầu ở châu Á vì các yếu tố như nợ hộ gia đình cao, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Deutsche Bank cho biết.

Dầu giá rẻ không hẳn tốt với các nước nhập khẩu dầu châu Á. Tin giá dầu thế giới.

Giá dầu thô thế giới đã giảm một nửa kể từ mức cao nhất hồi tháng 6.2014. Giá dầu Mỹ và dầu Brent giao dịch ở quanh mức thấp nhất trong 7 năm qua hôm 10.12, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không giảm sản lượng.
Theo trang Channel News Asia, chuyên gia Taimur Baig chuyên về kinh tế châu Á của ngân hàng Deutsche Bank cho hay quan điểm cho rằng giá dầu rẻ là có lợi cho vài nền kinh tế châu Á chỉ “đúng một phần”.
Khi giá dầu thô sụt giảm tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu châu Á như Malaysia, một số nhà phân tích cho rằng các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nhà nhập khẩu dầu, sẽ hưởng lợi từ cải thiện trong cán cân thanh toán và lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên, những lợi ích trên không đủ để cải thiện rõ rệt tốc độ tăng trưởng kinh tế.
“Giá cả hàng hóa thấp có thể làm giảm lạm phát, giảm chi phí trợ cấp năng lượng, nhưng cũng có thể làm tổn thương lĩnh vực hàng hóa. Hơn nữa, nếu việc điều chỉnh hàng hóa được diễn ra trong môi trường nợ cao và đầu tư quá mức, những tác động có lợi có thể bị hạn chế”, ông Baig nói.
Sự bùng nổ đầu tư trong khu vực gần đây tập trung vào lĩnh vực các loại hàng hóa, nhiều nước tập trung xây dựng thiết bị tìm kiếm dầu khí và lọc dầu “khi giá cả giảm, các khoản đầu tư như vậy sẽ không còn kinh tế và tạo ra các cơn gió ngược thổi vào tăng trưởng”, ông Baig bổ sung.
Lấy Ấn Độ làm ví dụ. Sự sụt giảm lớn của giá dầu lúc đầu được xem như điều lành cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vì nó có thể giúp kìm hãm lạm phát, giúp quản lý thâm hụt tài sản vãng lai của nước này. Song thay vào đó, giá dầu thấp dẫn đến việc xuất khẩu suy giảm trong tháng 10, tháng thứ 11 liên tiếp số liệu này lao dốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu khí đã giảm.
Một yếu tố khác làm giảm ảnh hưởng tích cực từ thùng dầu giá rẻ là nợ hộ gia đình rất cao ở các nước như Thái Lan, Hàn Quốc và Singapore. “Khi người tiêu dùng phải trả ít tiền xăng, họ có nhiều tiền hơn để tiêu xài. Trên lý thuyết thì đây là điều tốt nhưng thực tế chúng ta chưa nhìn thấy sự tăng vọt nào trong tiêu dùng. Khi mọi người đang mắc nợ nhiều và họ được giảm thuế dưới hình thức giá năng lượng rẻ đi, họ dùng tiền để trả nợ thay vì mua nhiều sản phẩm hơn, ông Baig nói”.
Rajiv Biswas, chuyên gia về khu vực châu Á - Thái Bình Dương của hãng HIS, thì ít bi quan hơn so với ông Baig. Ông cho rằng các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia và Indonesia đang tận dụng cơ hội từ giá dầu rẻ để thực hiện các cải cách cơ cấu quan trọng. Đây là những cải cách tài chính dài hạn mà theo ông là rất tích cực.
Theo Reuters, Thanh Niên, VietTimes

Cách làm "máy lạnh" siêu nhanh - siêu rẻ

2:00 PM 1 Comment

Với thùng xốp cũ, 3 chai nhựa đã qua sử dụng, cái quạt điện và ít đá viên, anh Hoàn đã chế được một chiếc "máy lạnh" làm mát căn phòng trong mùa hè oi bức.


Anh Hoàn (quận 7, TP HCM) cho biết toàn bộ chi phí hoàn tất một chiếc quạt lạnh như thế chỉ gần 100.000 đồng. "Mùa hè oi bức quá, quạt gió không đủ mát. Một lần tình cờ xem trên mạng, tôi thấy người ta bày cách làm quạt lạnh đơn giản nên bắt chước. Chỉ mất chưa đến một tiếng đồng hồ đã có được chiếc 'máy lạnh' siêu rẻ này", anh nói và chỉ chiếc thùng xốp đặt ở góc nhà.

Theo anh Hoàn, để chế tạo thiết bị này chỉ cần có một chiếc thùng xốp, khoét 3 lỗ ở bên hông và đặt 3 chai nhựa đã cắt 2 đầu vào. Sau đó khoét một lỗ lớn hơn trên mặt thùng để đặt quạt lên. Khi cắm điện, quạt thổi gió vào thùng xốp, hơi lạnh được đẩy ra từ các chai nhựa để làm mát không khí.

Cũng chế một thiết bị tương tự cho văn phòng làm việc của mình, anh Lê Minh Vương, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Thành Đoàn TP HCM cho biết "máy lạnh handmade" làm mát không khí khá hiệu quả mà ít tốn kém. Nguyên lý hoạt động của máy là dùng quạt thổi hơi lạnh tỏa ra từ nước đá trong thùng xốp qua những chiếc ống để làm mát không khí.

Dựa vào nguyên tắc trên, anh Vương thiết kế một chiếc máy lạnh bài bản hơn với chi phí mua toàn bộ linh kiện mới khoảng 250.000 đồng. Thiết bị gồm có 3 bộ phận chính: Thùng xốp hoặc nhựa, ống nhựa chữ L lớn, máy quạt nhỏ (tốt nhất là hình vuông).

Anh Vương hướng dẫn cách làm khá đơn giản. Trước hết dùng viết mực vẽ một đường tròn nhỏ hơn đường kính cánh quạt khoảng 5 mm ở một bên mặt thùng. Lấy dao rọc giấy hoặc dụng cụ chuyên dụng để khoét lỗ theo đường vẽ để đặt quạt vào. Ở bên đối xứng còn lại, khoét từ một đến ba lỗ để gắp ống hình chữ L (nhiều hay ít lỗ tùy theo công suất của quạt).

Mẹo hay về sản phẩm nhựa tại http://www.HaAnPlastic.com

"Máy lạnh" do anh Vương tự chế đặt tại phòng làm việc. 

Dựa vào kinh nghiệm của mình, anh Vương lưu ý, đối với loại quạt điện vuông, cần lắp đúng vị trí sao cho hướng gió thổi vào thùng. Nên sử dụng đinh ốc để cố định quạt, không nên xiết đinh quá chặt sẽ làm thủng nắp xốp. Quạt điện vuông không có nút điều khiển tốc độ, do đó nên sử dụng cùng ổ cắm có công tắc đóng mở theo nhu cầu. Trong quá trình sử dụng, có thể xoay ống nhựa theo hướng bạn mong muốn nhưng không nên lạm dụng sẽ nhanh làm hỏng miệng nắp.

Theo anh Vương, ưu điểm của thiết bị làm mát này là tiết kiệm điện năng, đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. Trong quá trình sử dụng có thể tận dụng đá trong thùng xốp để ướp thực phẩm, đồ uống. Nhược điểm là luồng khí làm mát tạo ra phụ thuộc vào lượng đá bỏ vào thùng xốp, chỉ thích hợp cho những không gian nhỏ, đá nhanh tan nên cần được thay kịp thời. Để cải thiện, nên dùng đá tảng thay vì viên nhỏ. Nên đặt giá đỡ đá cục bên trong thùng để quạt máy có thể hút được khí lạnh gần, giúp đá lâu lan hơn.

Trong khoảng một tháng nắng nóng gần đây, anh Tuyên (quận 10) đã chế được 3 cái "máy lạnh handmade" đặt ở 3 vị trí khác nhau trong nhà. Ngoài những gì học được từ bạn bè và trên mạng, anh còn cải tiến bằng cách sử dụng đá bọc cho vào thùng. Sau vài tiếng sử dụng, đá tan hết anh lại đặt vào tủ lạnh và dùng những bọc đá khác thay thế. "Lúc nào cần thay là có đá ngay, như vậy mình tiết kiệm được nhiều hơn", anh chia sẻ.

Cũng thử làm theo hướng dẫn trên mạng nhưng thấy cách lắp ống nhựa khá phức tạp mà hơi lạnh tỏa ra khá yếu, anh Nguyên (quận Bình Thạnh) nghĩ ra một giải pháp khác. Anh "đơn giản hóa" bằng cách đục 2 lỗ đối xứng ở thùng xốp, một bên đặt quạt thổi gió vào, bên kia để hơi lạnh thoát ra. Nhờ đó hiệu quả làm mát tăng đáng kể lại tiết kiệm hơn. Anh cũng đem phương pháp này chỉ lại cho một số người bạn.

Vì sao giá dầu Brent xuống mức thấp nhất 11 năm?

10:00 AM Add Comment
Giá dầu Brent đang ở mức thấp nhất từ năm 2004 trước viễn cảnh dư cung trầm trọng từ Mỹ, Nga và Trung Đông.

Trong phiên ngày 21/12, giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe đã giảm 71 cent xuống 36,17 USD/thùng.

Như vậy, đây là mức thấp nhất kể từ ngày 2/7/2004. Trước đó, giá dầu Brent đã giảm 2,8% trong tuần rồi và giảm 37% tính từ đầu năm.

Giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 36 cent, xuống 34,73 USD/thùng. Trong phiên giao dịch kết thúc ngày thứ 6, giá dầu WTI đã giảm 22 cent, xuống 34,37 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
vi-sao-gia-dau-brent-xuong-muc-thap-nhat-11-nam

Tình trạng dư cung có thể được thấy rõ qua số liệu của Baker Hughes Inc: số giàn khoan của Mỹ tăng 17 giàn lên 541 giàn tuần vừa rồi. Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ cũng đã mở rộng lên 490,7 triệu thùng, hơn 130 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm qua, theo số liệu của EIA công bố tuần trước.

Nguồn cung được dự báo sẽ tiếp tục dư thừa khiến giá dầu xuống thấp hơn cả mức thấp kỷ lục được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. OPEC mới đây đã dỡ bỏ trần sản lượng dầu trong cuộc họp ngày 4/12, trong khi Mỹ vừa có đề xuất lên Quốc hội cho phép nước này xuất khẩu dầu trở lại sau 40 năm.

Trong bối cảnh trên, Nga cũng cho biết sẽ không cắt giảm sản lượng.


"Tôi sẽ cho bạn biết thời điểm các công ty dầu Nga cắt giảm sản lượng: Đó là khi dầu có giá 0 USD/thùng", Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Kirill Molodtsov tuyên bố như vậy tại một sự kiện của ngành dầu khí diễn ra trong tháng này.

Vi sao gia dau Brent xuong muc thap nhat 11 nam?
Hiện sản lượng của nước Nga đang tiệm cận mức của Ả-rập Xê-út. Ảnh: Bloomberg
Trong năm nay, Nga đã bơm lượng dầu gần đạt mức kỷ lục để đối phó với đợt suy thoái kinh tế đầu tiên của nước này kể từ năm 2009. Khoảng một nửa nguồn thu ngân sách của Nga đến từ dầu mỏ và khí đốt, vì vậy nước này vẫn tiếp tục duy trì sản lượng trong năm tới.

Lauren Goodrich, chuyên gia phân tích của Eurasia, cho rằng Nga sẽ duy trì sản xuất dầu trong khoảng từ 525 triệu tấn đến 533 triệu tấn dầu vào năm 2016 để đạt đủ ngân sách dự thu.
Vi sao gia dau Brent xuong muc thap nhat 11 nam?
Nga bắt đầu gia tăng xuất khẩu trở lại sau 6 năm liên tiếp giảm. Ảnh: Bloomberg
Các nhà máy lọc dầu thế hệ mới của Nga được đầu tư từ năm 2011 cũng sắp hoàn thành. Điều này được cho là sẽ làm gia tăng lượng dầu xuất khẩu của Nga ra thị trường thế giới. Theo kịch bản dự tính của Bộ Năng lượng Nga, xuất khẩu dầu sẽ tăng trưởng đến 237 triệu tấn, tương đương 4,76 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay và ổn định ở mức này trong năm 2016.


Bên cạnh đó, giá dầu thô trên thế giới xuống dưới 40 USD/thùng khiến thuế dầu mỏ của Nga giảm cùng với việc đồng rúp mất giá khiến chi phí sản xuất dầu tại Nga xuống thấp. Chủ tịch Igor Sechin của Rosneft OAO, nhà sản xuất dầu lớn nhất Nga, tuyên bố chi phí sản xuất dầu mỏ tại nước này là "thấp nhất trên thế giới".
Vi sao gia dau Brent xuong muc thap nhat 11 nam?
Đồng rúp Nga tiếp tục suy yếu... - Ảnh: Bloomberg


Vi sao gia dau Brent xuong muc thap nhat 11 nam?
...nhờ vậy mà giá thành sản xuất dầu của các công ty Nga thấp hơn hẳn đối thủ cạnh tranh - Ảnh: Bloomberg

 Trường Văn

Theo Bloomberg

Doanh nghiệp sản xuất nhựa: Tự bán hoặc bị mua

2:00 PM Add Comment
Tin tức ngành nhựa. Xem thêm tại website HaAnPlastic.com

Nhiều tập đoàn nước ngoài đang đàm phán để mua lại 100% vốn của hàng loạt công ty nhựa Việt Nam với giá rất cao. Trước sức ép cạnh tranh, hiện nhiều doanh nghiệp (DN) hàng đầu trong ngành nhựa đã bán một phần hoặc bán hết cho đối thủ nước ngoài, trong đó có cái tên lớn nhất là SCG Thái Lan.

OPEC bỏ hạn ngạch sản xuất có thể làm tăng nhiều triệu thùng dầu

10:00 AM Add Comment
Lập trường “tự do khai thác” mới của OPEC có thể làm tăng thêm nữa mức khai thác dầu thô khoảng 1 triệu thùng trong năm tới.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran phát biểu sau cuộc họp của OPEC hôm thứ Sáu tuần trước: “Mọi người làm những gì họ mong muốn”, cho thấy nhóm này hoàn toàn từ bỏ chính sách sản lượng khai thác theo mục tiêu. Những gì Iran mong muốn là phục hồi xuất khẩu thêm khoảng 1 triệu thùng một ngày khi cấm vận được bãi bỏ năm sau. Iran không phải là nước duy nhất với khả năng làm dồi dào thêm nguồn cung thừa toàn cầu, với hàng triệu công suất chưa sử dụng đang nằm dưới các lớp cát của Saudi Arabia và Lybia.
 “Có nghĩa là nhiều dầu thô OPEC hơn năm sau,” Jamie Webster, chuyên gia phân tích dầu mỏ của IHS nhận xét về quyết định của OPEC hôm 04/12.

OPEC bỏ hạn ngạch sản xuất có thể làm tăng nhiều triệu thùng dầu. Xem thêm tại HaAnPlastic.com
WTI đã giảm 2.7% hôm thứ Sáu tuần trước ở New York sau khi OPEC kết thúc cuộc họp mà không đưa ra bất kỳ chi tiết hạn ngạch sản xuất mơí nào, thay vào đó OPEC đã nói rằng nhóm sẽ duy trì nguồn cung gần mức hiện tại là 31.5 triệu thùng một ngày. Dầu thô WTI đã tiếp tục giảm hơn nữa trong phiên tối thứ Hai xuống mức thấp hơn 6 năm là 37.65usd/thùng.
Nguồn cung dầu thô Lybia đang bị thắt chặt lại bởi sự đối đầu của 2 chính phủ cầm quyền trong nước, biểu tình tại các cơ sở dầu cũng như bị tấn công bởi các nhóm chiến binh Hồi giáo. Quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất châu Phi này hiện đang khai thác chỉ bằng gần một phần tư so với mức công suất sản xuất trước chiến tranh là 1.6 triệu thùng một ngày. IEA hiện không xem các mỏ dầu bị đóng cửa của Lybia như là “công suất dự phòng” và nói rằng đà phục hồi nguồn cung hồi tháng 10 của nước này lên mức 430 ngàn thùng/ngày “có thể khá mong manh.”
Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất và có ảnh hưởng nhất OPEC, nhiều năm nay đã duy trì sử dụng nguồn cung dự phòng trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Vương quốc này đã ngưng sản xuất khoảng 2 triệu thùng một ngày, tương đương 16% tổng công suất, cho mục đích này hồi tháng 10.
Saudi Arabia có thể chọn lựa khai thác nguồn dự trữ chưa dùng đến do nước này đối mặt với nguồn cung tăng lên từ đối thủ khu vực là Iran trong năm tới, hơn là chừa khoảng trống cho nguồn cung tăng cường này, theo ông Mike Wittner tại Societe Generale SA. Việc loại mọi cam kết giới hạn nguồn cung của OPEC có thể phát tín hiệu cho thấy sự sẵn sàng thực hiện chính xác điều này của Saudi.
“Nếu Iran tích cực trong việc quay lại thị trường của nước này, bạn có thể nhin thấy Saudi thúc đẩy sản lượng khai thác tăng cường của mình,” ông Webster nói.
Nguồn: xangdau.net

GOLDMAN: Dầu có thể giảm 50%

10:00 AM Add Comment
Thị trường dầu mỏ đang suy thoái mạnh mẽ và Goldman Sachs không nhìn thấy bản thân thị trường này sẽ tự mình vượt qua được tình huống này.
Trong một báo cáo gửi cho khách hàng hôm thứ Sáu tuần trước sau thông báo sản lượng khai thác của OPEC, Goldman đã viết rằng cán cân nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ của thị trường dầu sẽ không phục hồi cho đến sớm nhất là quý tư năm 2016.
Ngày 04/12, OPEC – nhóm 13 thành viên – đã thông báo sẽ duy trì tốc độ khai thác hiện tại ở mức khoảng 31.5 triệu thùng một ngày (Goldman, đối với sự kiện này, dự đoán sản lượng khai thác của OPEC sẽ gần mức 31.8 triệu thùng một ngày.)
GOLDMAN: Dầu có thể giảm 50%. Xem thêm tại website HaAnPlastic.com
OPEC cũng cho biết nhóm này sẽ thảo luận về việc điều tiết như thế nào cho mức khai thác tăng lên của Iran tại cuộc họp lần tới của mình diễn ra vào tháng 06 năm 2016.
Goldman thêm rằng tuyên bố của OPEC, “tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết để thị trường dầu thô tự tái cân bằng (‘chờ đợi và quan sát’) cũng như tổ chức này đã không đưa ra bình luận nào về sự tuân thủ mức hạn ngạch khai thác của từng quốc gia thành viên.”
Cách tiếp cận vấn đề này từ OPEC, tuy nhiên, có thể khiến cho giá dầu thô giảm hơn nữa do thị trường vẫn không thể xỏa bỏ được nguồn cung thừa.
Dưới đây là nguyên văn Goldman viết trong báo cáo:
“Cho đến lúc này, dự báo giá dầu của chúng tôi đang phản ánh niềm tin của chúng tôi rằng ‘áp lực tài chính’ có thể giải quyết sự mất cân bằng hiện nay trên thị trường bằng cách nguồn cung thừa từ từ giảm xuống do nhu cầu tiêu thụ phục hồi. Chúng tôi cũng cho rằng, tuy nhiên, có nguy cơ ở mức cao điều này có thể diễn ra sự điều chính khá chậm do dự trữ dầu thô tiếp tục được tăng lên và công suất tích trữ dầu đang gần mức cao kỉ lục trong bối cảnh mùa đông năm nay khá dễ chịu, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi chậm lại cũng như viễn cảnh cấm vận kinh tế lên Iran được bãi bỏ. Sự gia tăng tính có thể có mà thị trường có thể cần để điều chỉnh thông qua ‘sức ép lên hoạt động khai thác’ khi cung thừa vượt mức cho phép, tạo ra những rủi ro xuất hiện trong dự bào của chúng tôi nghiêng về xu hướng giảm trong những tháng tới, với chi phí tiền mặt gần 20usd/thùng.”
Và vì vậy trong khi Goldman đang dự báo giá dầu trong vài tháng tới sẽ gần mức 40usd/thùng, hay gần ở khu vực giá chúng ta đang giao dịch hôm nay, có thể có khả năng giá sẽ giảm thêm 50% khi OPEC tiếp tục sản xuất thúc đẩy các nhà sản xuất hướng tới mức thấp nhất mà họ có thể  hình dung là kiểm soát được.
Vì trong khi phần lớn đang thực hiện chi phí “hòa vốn” trong hoạt động khai thác dầu trong năm ngoái, thì chi phí “tiền mặt” xác định mức sản thật tế của các nhà sản xuất dầu. Chi phí “hòa vốn” đo lường mức giá dầu nhà sản xuất cần để có lợi nhuận, chi phí “tiền mặt” đo lường mức tuyệt đối thấp nhất mà nhà sản xuất có thể chấp nhận được để duy trì hoạt động kinh doanh (thậm chí nế nó lỗ.)
Và biểu đồ dưới đây từ Bank of America thấy rằng, chi phí khai thác dầu đang giảm xuống do sự cải thiện công nghệ kỹ thuật đang khiến cho mọi thứ hoạt động hiểu quả hơn.
Chiến lược này đang được triển khai bởi OPEC trong suốt vài năm qua do sản lượng khai thác dầu đá phiến nội địa Mỹ tăng lên đang tiếp tục duy trì cũng như nỗ lực mang lại nguồn thu nhiều nhất có thể bằng cách đơn giản bán dầu tại mức giá phổ biến trên thị trường và hy vọng đẩy lùi những nhà sản xuất nhỏ lẽ từ kết quả giá dầu thấp tạo ra bởi nguồn cung thừa trên thị trường.
Nói một cách khác, OPEC đang chơi một trò chơi khá nguy hiểm với những nhà sản xuất Mỹ.
Vì miễn là những nhà đầu tư vẫn còn sẵn sàn đầu tư vào các công ty dầu khí đang hoạt động kinh doanh trên mức chi phí “tiền mặt” của mình, thì công ty đó sẽ không bị áp lực tài chính trên cấp độ công ty mà cho phép thị trường sáng sủa hơn, nhưng áp lực tại cấp độ hàng tích trữ có thể cần thiết để thị trường cân bằng.
Và như chúng ta thấy trong biểu đồ từ Bank of America, có những tín hiệu cho thấy công suất tích trữ dầu đơn giản là đang gần cạn kiệt.
Nguồn: xangdau.net

Dầu chìm xuống đáy 7 năm dưới 38 USD/thùng

2:00 PM Add Comment
Theo MarketWatch, hợp đồng dầu thô tương lai lao xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 vào ngày thứ Hai. Chính quyết định giữ nguyên sản lượng như hiện tại của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào tuần trước đã gây ra hậu quả này.
Dầu chìm xuống đáy 7 năm dưới 38 USD/thùng. Xem thêm tại website HaAnPlastic.com

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 trên sàn Nymex lao dốc 2.32 USD (tương ứng 5.8%) xuống 37.65 USD/thùng. Đây là phiên sụt giảm mạnh nhất về giá trị % kể từ tháng 9.


Hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 trên sàn London lùi sâu 2.27 USD (tương ứng 5.3%) và khép phiên tại 40.73 USD/thùng.



Dựa trên hợp đồng được giao dịch nhiều nhất, dầu WTI và Brent chưa bao giờ khép phiên tại mức thấp như thế này kể từ tháng 02/2009. Được biết, trong tuần trước cả 2 hợp đồng này đồng loạt đánh mất 4.2%. Riêng trong ngày thứ Sáu, dầu WTI giảm 2.7% trong khi dầu Brent mất 1.9% sau khi OPEC trong cuộc họp tại Vienna đã đồng ý giữ nguyên mức trần phản ánh sản lượng thực tế hiện tại bất chấp tình trạng dư cung trên thị trường.



Mặc dù, mức trần sản lượng hiện tại của OPEC là 30 triệu thùng/ngày nhưng ước tính của thị trường cho thấy các thành viên đã và đang sản xuất gần 31.5 triệu thùng/ngày. Các nhà phân tích đã đi đến kết luận rằng quyết định đó về bản chất đã hợp pháp hóa đà sản xuất quá mức của OPEC.



Hơn nữa, giá thấp được xem là yếu tố có tác động tiêu cực lên việc sản xuất. Dữ liệu hàng tháng công bố vào ngày thứ Hai bởi Chính phủ Mỹ cho thấy sản lượng dầu thô nội địa từ nguồn đá phiến được kỳ vọng giảm 116,000 thùng/ngày còn 4.861 triệu thùng/ngày vào tháng 1.



Các sản phẩm năng lượng khác trên sàn Nymex cũng giảm mạnh. Cụ thể, hợp đồng xăng giao tháng 1 sụt 6.1 xu (tương ứng 4.8%) xuống 1.209 USD/gallon và hợp đồng dầu sưởi giao tháng 1 mất 6.3 xu (tương ứng 4.7%) còn 1.28 USD/gallon.



Tương tự, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 1 lao dốc 11.9 xu (tương ứng 5.4%) và khép phiên tại 2.067 USD/MMBtu./.
Nguồn tin: Vietstock