Gallery Post

Nước ngoài thâu tóm và câu chuyện Nhựa An Phát

9:00 AM

nuoc-ngoai-thau-tom-va-cau-chuyen-nhua-an-phat
Năm 2016 là năm có ý nghĩa quan trong với An Phát khi công ty sẽ đưa hai nhà máy số 6 và số 7 đi vào hoạt động, phục vụ chủ yếu cho thị trường Nhật và Mỹ.
Ngành nhựa Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn từ các tập đoàn nước ngoài. Đặc biệt là phân khúc bao bì nhựa - vốn liên quan mật thiết đến hầu hết các ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế.

Nhằm rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo nên làm sóng thâu tóm các doanh nghiệp nhựa - bao bì Việt Nam.


Vốn đã rất mạnh ở phân khúc bao bì giấy, tập đoàn SCG đến từ Thái Lan đã quyết định chi thêm 44 triệu USD để thâu tóm Bao bì Tín Thành (Batico), một trong 5 doanh nghiệp lớn nhất ngành bao bì nhựa.



Tập đoàn Hàn Quốc Dongwon Systems lại tỏ ra khá “kín tiếng” dù mua cùng lúc hai doanh nghiệp lớn là Bao bì nhựa Tân Tiến và Bao bì Minh Việt (Mivipack) - vốn là công ty bao bì thuộc Masan Group.



Xem là cơ hội



Làn sóng thâu tóm này ít nhiều đã tạo ra thách thức cho không ít doanh nghiệp nhựa trong nước.



Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực bao bì nhựa tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Nhựa và môi trường xanh An Phát (An Phát Plastic - AAA) lại có cái nhìn khá lạc quan trước làn sóng thâu tóm của doanh nghiệp ngoại, khi cho rằng muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, tự doanh nghiệp phải thích ứng được. Còn nếu không, nguy cơ bị thâu tóm hoặc đào thải là không tránh khỏi.



Phần lớn doanh thu của An Phát đến từ xuất khẩu bao bì sang EU, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Theo ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhựa An Phát, ngành bao bì xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế do chi phí nhân công rẻ và lại thuộc TPP nên có nhiều lợi thế khi xuất vào Mỹ và Nhật.



Với những lợi thế như vậy, cộng với việc hiện An Phát là một trong những nhà sản xuất bao bì màng mỏng lớn nhất Đông Nam Á, nên ông Dương cho rằng việc các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến các doanh nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu của Việt Nam như An Phát cũng không bất ngờ. Công ty không ngại việc thâu tóm của doanh nghiệp ngoại, mà cho đây là cơ hội hợp tác phát triển.



Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016 vừa được tổ chức vào ngày 19/3/2016, chính cổ đông của An Phát đã đề nghị đưa vào chương trình nghị sự về việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Chủ trương này sau đó đã được thông qua.

Nước ngoài thâu tóm và câu chuyện Nhựa An Phát 1
Đón đầu TPP

Rõ ràng, xét trên quan điểm của cổ đông - những ông chủ thực sự của doanh nghiệp - nếu công ty làm ăn có hiệu quả, bán được giá cao cho đối tác nước ngoài thì cũng là điều tốt, gia tăng lợi ích cho các cổ đông.

Ngay thời điểm hiện tại, dù có đối tác nước ngoài “thâu tóm” hay không thì mục tiêu then chốt của An Phát vẫn là tập trung đầu tư để tăng trưởng và mở rộng quy mô. Năm 2016 là năm có ý nghĩa quan trong với An Phát khi công ty sẽ đưa hai nhà máy số 6 và số 7 đi vào hoạt động, phục vụ chủ yếu cho thị trường Nhật và Mỹ.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết là cơ hội lớn để vào sâu hơn các thị trường Mỹ và Nhật, đây cũng là định hướng của An Phát từ trước đến nay

Khi đi vào hoạt động, hai nhà máy sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh về sản lượng và chất lượng đối với các nhà sản xuất khác, giúp công ty tăng cường thêm vị thế và trở thành công ty sản xuất bao bì lớn nhất Đông Nam Á.

Với những cơ hội và lợi thế đang có, lãnh đạo công ty tỏ ra khá lạc quan với mục tiêu đặt ra cho năm 2016 với doanh thu đạt 2.100 tỷ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 100 tỷ đồng - gấp 2,5 lần lợi nhuận đạt được trong năm 2015.
Theo Vneconomy

Share this post

Related Posts

Previous
Next Post »